Xung đột Hamas-Israel gây thiệt hại lớn đối với kinh tế Trung Đông IMF: Gián đoạn thương mại trên Biển Đỏ ảnh hưởng lớn đến kinh tế Trung Đông Ngành dầu mỏ Mỹ lo ngại nguy cơ leo thang xung đột tại Trung Đông
Kịch bản nào cho “cơn sóng thần” mới tại Trung Đông
Kịch bản nào cho “cơn sóng thần” mới tại Trung Đông

Sự lựa chọn khó khăn

Tiến sĩ Raz Zimmt, chuyên gia cấp cao tại Viện nghiên cứu An ninh Quốc gia Israel (INSS), nói: “Vụ tấn công trực tiếp vừa qua của Iran nhằm vào Israel, vốn trước đây chỉ dựa vào các lực lượng khác, đã đánh dấu một sự thay đổi đáng kể trong chiến lược của Iran. Vụ sát hại sĩ quan chỉ huy của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ở Syria đã làm leo thang căng thẳng. Iran chọn biện pháp răn đe thay vì né tránh xung đột, nhưng không tìm kiếm một cuộc chiến tranh tổng lực. Xung đột có leo thang hơn nữa hay không phụ thuộc vào phản ứng của Israel, nếu có thì khả năng sẽ là xung đột khu vực rộng hơn, liên quan đến Hezbollah ở Liban”.

Vụ tấn công chỉ diễn ra trong vài giờ, dường như chủ đích nhắm vào các vị trí quân sự, thay vì khu dân cư đông đúc cùng tuyên bố đã “đạt được các mục tiêu” của Iran cho thấy Tehran không muốn bị lôi kéo vào vòng xoáy xung đột khu vực.

Ngoại trưởng Hossein Amirabdollahian cho biết Tehran đã thông báo cho các nước láng giềng 72 giờ trước khi tiến hành tấn công để hạn chế tối đa tình huống xấu. Iran cũng tuyên bố các nước Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Đức đã “thiếu trách nhiệm” khi không lên án vụ tấn công cơ sở ngoại giao của Iran tại Syria, buộc Tehran phải trả đũa dù không mong muốn.

Giới phân tích cho rằng trong nhiều năm qua, Iran đã duy trì chính sách “kiềm chế chiến lược” trước các vụ tấn công gây thiệt hại lớn nhằm vào cơ sở hạ tầng, hay các vụ ám sát các nhà khoa học và tướng lĩnh quân sự nước này. Tuy nhiên, vụ tấn công ngày 1/4 vừa qua ở Syria đã vượt quá giới hạn. Tấn công trả đũa Israel có thể đẩy Iran vào một tình huống căng thẳng leo thang không mong muốn, nhưng dù sao cũng là một lựa chọn “ít tồi tệ hơn” trước sức ép trong nước. Là quốc gia có thế mạnh về UAV và tên lửa, cuộc tấn công chóng vánh cho thấy dường như Iran vẫn thể hiện một sự kiềm chế nhất định.

Vụ tấn công của Iran đã giúp Israel lôi kéo trở lại các đồng minh phương Tây sau thời gian bị chỉ trích về cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Dải Gaza. Lần đầu tiên trong nhiều năm qua, Israel bị một lực lượng quân đội chính quy của một quốc gia tấn công trực tiếp. Và cũng là lần đầu tiên hệ thống phối hợp phòng thủ giữa Israel và các đồng minh được kích hoạt thành công. Xét về góc độ này, đây là một thắng lợi chiến lược giúp Israel thể hiện sức mạnh răn đe với bên ngoài.

Chiều 14/4, Nội các Chiến tranh của Israel đã nhóm họp để bàn các biện pháp trả đũa Iran. Trước thềm cuộc họp, thành viên Nội các, ông Benny Gantz tuyên bố Israel sẽ buộc Iran trả giá vào một thời điểm thích hợp. Tuy nhiên, cuộc họp kết thúc mà không ra được quyết định cuối cùng với những bất đồng nội bộ sâu sắc. Giới quan sát cho rằng Chính phủ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu đang chịu hai sức ép lớn. Ở trong nước, các thành viên cực hữu kêu gọi Chính phủ hành động trả đũa Iran mạnh mẽ hơn. Trong khi đó, đồng minh số 1 là Mỹ không muốn chứng kiến một cuộc đối đầu leo thang giữa hai quốc gia đối thủ hàng đầu ở Trung Đông, tiềm ẩn nguy cơ biến thành một cuộc chiến tranh tổng lực hoặc lôi kéo các quốc gia láng giềng vào cuộc xung đột khu vực, nơi Washington đang rút dần sự hiện diện vì không muốn và cũng không đủ sức để can dự.

Theo ông Bob McNally – Chủ tịch công ty Rapidan Energy (Mỹ), giá dầu thô Brent kỳ hạn có thể tăng vọt lên 100 USD/thùng nếu Iran “trực tiếp” tấn công Israel. Trong trường hợp, sự leo thang dẫn đến gián đoạn ở eo biển Hormuz, giá dầu có thể tăng lên 120 hoặc 130 USD/thùng.

Chuyên gia Eldad Shavit, trưởng bộ phận nghiên cứu về quan hệ Israel – Mỹ tại INSS nhận định Tổng thống Joe Biden một mặt đánh giá cao năng lực phòng không đánh chặn của Israel và các đồng minh, mặt khác “khuyến khích một phản ứng phối hợp về mặt ngoại giao”, đồng thời nêu rõ quan điểm “Mỹ sát cánh với Israel, nhưng phản đối việc tấn công trả đũa và chắc chắn sẽ không tham gia” nếu Israel lựa chọn hướng đi này.

Tuy nhiên, cuộc tấn công ngày 14/4 đã phá bỏ một khuôn khổ đối đầu không công khai lâu nay giữa Iran và Israel, mà giới quan sát vẫn gọi là “cuộc chiến trong bóng tối”. Đây có thể coi là diễn biến nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ tại một khu vực không bao giờ ngưng tiếng súng. Trung Đông có tránh được nguy cơ của vòng xoáy bạo lực mới hay không, lúc này phụ thuộc vào lựa chọn hành động tiếp theo của Israel, một lựa chọn không dễ dàng.

Kinh tế thế giới trước nguy cơ chao đảo

Căng thẳng ở Trung Đông đã liên tục đẩy giá năng lượng tăng cao trong năm mà nền kinh tế toàn cầu vẫn đang chật vật để duy trì đà tăng trưởng và kiềm chế lạm phát. Giá dầu thô Brent đã tăng lên hơn 90 USD/thùng và có thể còn tăng hơn nữa sau các động thái này.

Chỉ huy hải quân Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran Alireza Tangsiri ngày 9/4 cho biết nước này có thể đóng cửa eo biển Hormuz nếu thấy cần thiết. Khoảng 1/5 tổng lượng tiêu thụ dầu của thế giới đi qua eo biển này hàng ngày. Với việc Israel đang xem xét các đòn trả đũa, giá dầu được dự báo sẽ tiếp tục đà leo thang khi sự việc trở nên khó lường hơn.

Theo dữ liệu của Bloomberg, giá dầu Brent thế giới đã tăng 2,7% lên mức 92 USD/thùng – mức cao nhất kể từ tháng 10/2023. Cộng với việc nhóm OPEC đã gia hạn mức cắt giảm tự nguyện 2,2 triệu thùng/ngày để duy trì sự ổn định của thị trường, các nhà phân tích dự đoán giá “vàng đen” có thể tăng lên trên 100 USD/thùng nếu kịch bản xung đột rộng hơn nổ ra ở Trung Đông.

Một số tác động đã dần hiển hiện. Dễ thấy nhất là áp lực lạm phát có nguy cơ tăng vọt giữa bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang chật vật thoát khỏi tình trạng suy thoái.

Giá năng lượng cao hơn có nguy cơ làm giảm khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất. Gần đây, CPI của Mỹ bắt đầu chững đà giảm khiến các quan chức hàng đầu của FED ngày càng không chắc chắn về kế hoạch giảm lãi suất được nhiều nhà đầu tư toàn cầu kỳ vọng.

Nếu kịch bản leo thang xung đột Israel – Iran xảy ra đưa giá dầu lên trên 100 USD/thùng, có rất nhiều khả năng Ngân hàng trung ương Mỹ sẽ phải trì hoãn việc cắt giảm lãi suất mà họ đã đưa ra kể từ cuối năm ngoái.

Thị trường chứng khoán Mỹ cũng chao đảo sau thông tin về vụ tấn công Iran nhằm vào Israel. Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones DJIA đã giảm ngày thứ 5 liên tiếp vào ngày 12/4, ghi nhận mức giảm 2,4%.

Một loạt các tài sản khác cũng biến động mạnh trước nguy cơ leo thang xung đột Israel – Iran. Trái phiếu kho bạc Mỹ đã tăng mạnh khi đồng USD tăng giá trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị khiến các nhà đầu tư quay lưng lại với các loại tiền tệ rủi ro hơn của thị trường mới nổi. Trong khi đó, giá vàng – theo truyền thống được coi là một tài sản trú ẩn an toàn khác – đã tăng lên mức cao kỷ lục mới trên 2.400 USD/ounce trước khi đảo ngược mức tăng đó vào cuối ngày 12/4.

Tuy nhiên, các nhà phân tích phố Wall cho rằng đây chỉ phản ứng nhất thời của thị trường, như nhận định của một nhóm chiến lược gia từ Bank of America. Điều quan trọng là căng thẳng hiện tại có thể bùng nổ thành một cuộc chiến toàn diện hay không.

DEV

SEX

jun88

motphim